Tắc tia sữa không phải là tình trạng hiếm gặp ở các phụ nữ sau sinh đang cho con bé. Nếu mẹ không trang bị đủ kiến thức có thể sẽ thấy hoang mang, lo lắng khi đột nhiên không thấy sữa ra. Bài viết sẽ hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà, tham khảo và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia bà mẹ & trẻ em hàng đầu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể xem thêm cách phòng tránh tắc tia sữa.
Xem nhanh
Tắc tia sữa là gì? biểu hiện như thế nào?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa tiết ít hoặc không thể tiết ra ngoài được do các ống dẫn bị tắc nghẽn, lượng sữa ứ đọng lại bên trong lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng như: sốt, đau ngực, áp xe,…
Biểu hiện nhận biết tắc tia sữa ở mẹ bầu sau sinh:
- Mẹ cảm thấy bầu ngực nóng ran, căng tức và khi sờ vào sẽ có cảm giác cộm do sữa đọng lại bên trong đường ống dẫn.
- Mặc dù nhận thấy bầu ngực căng nhưng lượng sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra.
- Nặng hơn, mẹ bầu sẽ bị sốt, đau nhức phần ngực, có thể kèm theo nôn ói.
Tắc tia sữa là do tắc ống dẫn sữa
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Lượng sữa mẹ chứa trong bầu ngực quá nhiều
Để tình trạng tắc tia sữa không diễn ra, mẹ cần đảm bảo lượng sữa được tạo ra chứa trong bầu ngực phải được tiết ra hết. Giống như cung và cầu cân bằng thì mọi thứ sẽ lưu thông bình thường và trôi chảy.
Nếu mẹ có rất nhiều sữa mà bé thì bú ít, không bú liên tục, lượng sữa còn ứ đọng nằm lại trong bầu ngực sẽ gây tắc tia sữa. Vì thế trong trường hợp này mẹ phải hút sữa ra ngoài.
Trong khoảng 5 giờ đồng hồ mà bé không bú mẹ phải tự vắt sữa ra ngoài để tráng tình trạng tắc tia sữa.
Bé bú không đúng cách
Bé ngậm sai khớp thì lực hút sữa sẽ không phát huy hết sức mạnh trong việc hút sữa dễ gây tắc tia sữa. Mặc dù mẹ không có quá nhiều sữa.
Lúc này bạn hãy thay đổi thường xuyên tư thế cho bé để có thể giúp bé hút đúng, lực hút đủ mạnh để hút sữa của mẹ.
Ngực của mẹ chịu áp lực lớn
Việc mặc áo ngực, bị tác động vật lý ở phần ngực, nằm sấp, địu bé phía trước ngực trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến bị tắc tia sữa. Những tác động trên vô tình khiến đường ống dẫn sữa bị chèn ép, tổn thương. Các mẹ nên lưu ý bảo vệ “bình sữa” tốt nhất cho con nhé.
Mẹ hay căng thẳng, mệt mỏi
hormone oxytocin là loại hóc môn giúp kích thích sữa tiết và lưu thông thuận lợi, Loại hóc môn này bị ức chế khi người mẹ hay gặp tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm sau sinh. Sẽ rất nguy hiểm nếu tình trạng căng thẳng, kèm theo tắc tia sữa kéo dài. Lúc này người mẹ nên chia sẻ, giãi bày với gia đình người thân để cùng chia sẻ áp lực, tránh chuyện đáng tiếc xảy ra. Để giảm căng thẳng và mệt mỏi tại nhà các mẹ có thể sử dụng ghế mát xa toàn thân để xoa bóp giúp thư giãn nhé!
Xem thêm: Bạn đã dùng rượu thuốc xoa bóp đúng cách chưa?
Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà
Tự xoa bóp chữa tắc tia sữa
Phương pháp xoa bóp dưới đây được hướng dẫn từ những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực mẹ và bé. Hãy đảm bảo vệ sinh tay và ngực sạch sẽ trước khi xoa bóp, các bước như sau:
Bước 1: Chọn tư thế massage thoải mái mất, với 2 tay thả lỏng và có thể dễ dàng di chuyển để thực hiện động tác xoa bóp. Tư thế được khuyến khích nhất là tư thế nằm ngửa, gối kê cao đầu.
Bước 2: Nằm nghiêng góc 45 độ về bên phía ngực cần xoa bóp. Một tay nâng bầu ngực, một tay xoa nhẹ nhàng lên các cục sữa cứng cộm trên bề mặt ngực.
Bước 3: 2 bàn tay khép và đặt song song với nhau, một tay trên bầu ngực, một tay dưới bầu ngực. Sau đó xoay đều bầu ngực từ trái qua phải và ngược lại, mỗi lần 15 giây.
Bước 4: 1 tay vẫn đỡ bầu ngực, tay còn lại dùng ngón trỏ và giữa để ấn mạnh vào các cục sữa cứng. Vừa ấn vừa day, lặp đi lặp lại đều khắp bầu ngực. Nếu cảm thấy đau hãy giảm lực ấn và day lại.
Bước 5: Nặn núm vú và kiểm tra xem sữa có tiết ra bình thường hay chưa.
Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa kết hợp bấm huyệt để tăng hiệu quả
Huyệt kiên tỉnh: Vì vị trí của huyệt này nằm ở chỗ mà tay bạn khó đưa tới được nên bạn nhờ một người hỗ trợ. Huyệt kiên tỉnh nằm ở phần giữa bả vai. tình từ điểm cao nhất sau ót đến hết phần mỏm vai, điểm chính giữa đoạn này chính là huyệt kiên tỉnh.
Người hỗ trợ dùng tay ấn mạnh vào huyệt kiên tỉnh tạo cảm giác căng cứng, sữa sẽ thông ngay lập tức.
Huyệt kiên tỉnh
Huyệt dịch môn: Bạn có thể tự thực hiện mà không cần trợ giúp bởi vì huyệt này nằm ở kẽ ngón út và áp út. Bạn bắt đầu dùng ngón tay ấn vào huyệt dịch môn đến khi đau nhẹ, sau đó xoa bóp 2-3 phút mỗi lần, 2 lần mỗi ngày, kèm với hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa bên trên sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ấn và day huyệt dịch môn để chữa tắc tia sữa
Huyệt ốc ế: Đây là huyệt đạo khó nhận biết, mẹ cân nhắc có nên bấm huyệt này không nhé, để tránh mất thời gian mà không có hiệu quả. Vị trí huyệt ốc ế nằm ở bờ xương sườn số 3, tính từ nắm ti đi lên. Sâu đó ấn mạnh vào huyệt.
Huyệt ốc ế
Huyệt nhũ căn: Vị trí huyệt này nằm phía dưới bầu ngực, ở bờ xương sườn thứ 6, bạn dùng một tay nâng bầu ngực lên và tay còn lại ấn mạnh vào huyệt.
Huyệt nhũ căn
Ấn huyệt hợp cốc: là huyệt ở mu bàn tay nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, ấn huyệt này đến khi tê lan xuống ngón út.
Ấn và day huyệt hợp cốc để chữa tắc tia sữa
Ấn huyệt đản trung: Vị trí huyệt này nằm ở phần giữa của đường nối 2 núm vú. bạn ấn và day đến khi cảm thấy tê tức.
Huyệt đản trung
Các vị trí huyệt nên day ấn trong 2 phút, không thực hiện nhiều hơn để đảm bảo an toàn.
Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa kèm uống thuốc Nam
- Dùng lá bồ công anh hoặc lá đu đủ non sao với rượu trắng rồi đắp lên phần ngực cộm cứng.
- Sắc thuốc Nam với 30g bồ công anh, 30g kim ngân hoa.
- Dùng đậu đen đắp lên vị trí ngực cộm: Giã nát đậu đen, không cần nhuyễn chỉ cần hạt đậu nát ra. Sau đó mang đi sao với giấm rồi đắp lên ngực.
Phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh
- Vệ sinh bầu ngực trước và sau khi cho con bú, tránh viêm nhiễm, áp xe.
- Cho bé bú đúng khớp để đảm bảo bé hút hết sữa trong bầu ngực
- Cho bé bú để kích thích sữa tiết ra bình thường, nếu bé bú không hết mẹ phải tự hút sữa ra.
- Massage ngực thường xuyên để đảm bảo sữa được kích thích tạo ra và không bị tắt nghẽn.
- Bảo vệ bầu ngực tránh các áp lực, tác động vật lý.
Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa được nêu ở trên rất đơn giản để thực hiện. Không chỉ thế mẹ còn có thể áp dụng kèm các phương pháp ấn huyệt, thuốc Nam để tăng hiệu quả. Nhưng để tránh tình trạng tắc tia sữa gây cản trở bé bú thì mẹ nên lưu ý đề phòng tắc tia sữa nhé.