Bạn thường xuyên bị đau cổ họng khó nuốt nước bọt nhưng bạn lại không tìm ra được nguyên nhân tại sao. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bạn thường xuyên rất khó chịu khi nuốt nước bọt. Đồng thời tình trạng bệnh rất lâu hết và cứ kéo dài.
Nếu bạn đang thường xuyên khó nuốt nước bọt và không rõ nguyên nhân là tại sao. Bạn nên xem qua bài viết dưới đây để tham khảo thêm. Bạn cần xác định nguyên nhân chính khiến bạn thường xuyên rất khó chịu khi nuốt nước bọt. Để từ đó bạn có thể tìm ra được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Khó nuốt nước bọt báo hiệu bạn đang mắc phải bệnh gì?
1.1. Bệnh viêm họng
Khi bạn cảm thấy khó nuốt nước bọt rất có thể do bạn đã bị viêm họng. Có thể nói đây là bệnh là căn bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm. Thực tế phần lớn các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng là do cơ thể bị vi rút tấn công. Nguyên nhân còn lại là do ký sinh trùng, nấm hoặc một số chất kích thích như chất gây ô nhiễm hoặc hóa chất gây ra bệnh. Ngoài ra, những yếu tố như thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường, ô nhiễm không khí…cũng là nguyên nhân gây ra đau họng. Đối với những người khi bị viêm họng thường có những dấu hiệu như: khó nuốt nước bọt, khó nuốt thức ăn, sốt cao…

1.2. Bệnh viêm xoang mũi
Viêm xoang mũi cũng được xem là 1 trong những nguyên nhân chính khiến cho bạn khó nuốt nước bọt. Nguyên nhân là do phần niêm mạc lót xoang bị sưng lên khiến lỗ thông của xoang vào trong mũi bị nghẹt.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: bị dị ứng định kỳ hay bị một bướu lành trong xoang khiến tắc nghẽn, làm xoăn không thông được cũng sẽ dễ dẫn đến bệnh viêm xoang. Những người khi bị viêm xoang mũi thường có một số triệu chứng như: Đau họng khi nuốt nước bọt, đau đầu, sổ mũi, hắt xì hơi liên tục…
1.3. Trào ngược dạ dày thực quản
Căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể khiến cho cổ họng bị đau rát và khiến cho bạn khó nuốt nước bọt. Vì chất Acid có trong dạ dày khi trào lên thực quản. Chất này sẽ tiếp tục tấn công vào hệ hô hấp dẫn đến cho người bị bệnh mắc phải những triệu chứng này. Thông thường khi bị trào ngược dạ dày thực quản còn kèm theo các triệu chứng như: ợ chua, ợ hơi, đầy hơi rất khó tiêu, chướng bụng, đau tức tại vùng thượng vị…

Lời khuyên bổ ích dành cho bạn
Đối với những người khi khó nuốt nước bọt buộc phải súc miệng hằng ngày ít nhất 2 lần mỗi ngày. Họ sẽ súc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt sạch vi khuẩn có hại.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các tác nhân xấu làm cho tác động trực tiếp tới cổ họng. Chẳng hạn như nên hạn chế uống nước đá lạnh, ăn thức ăn cay nóng, chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ,…Nếu bạn vẫn nhất quyết sử dụng những thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nặng hơn. Chẳng những không giúp cải thiện tình trạng bệnh, còn khiến cho tình trạng bệnh kéo dài lâu hơn.
Ngoài ra bạn cũng nên tránh xa môi trường ô nhiễm như khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá…Những thứ này không cần bạn phải trực tiếp sử dụng mới khiến bạn bị bệnh. Mà bạn chỉ cần ngửi qua cũng đã đủ khiến bạn khó nuốt nước bọt.
Đồng thời bạn cũng nên giữ ấm cho cổ họng, nhất là vào các ngày thời tiết trở lạnh. Những lúc này cổ họng bạn sẽ rất nhạy cảm, vì vậy mà sẽ rất dễ bị bệnh hơn. Những lúc này bạn nên uống nhiều nước hoặc uống nhiều các loại nước có tính mát. Những loại nước uống này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh rất đáng kể.
Đặc biệt khi đang bị đau họng, bạn tuyệt đối không được nói to hay nói nhiều. Vì việc này sẽ kích thích cổ họng hoạt động, chỉ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Những người thường khó nuốt nước bọt nên kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó bắt buộc người bệnh phải ăn những thực phẩm được chế biến loãng, nhạt như cháo, súp, bánh canh, nuôi,…Cuối cùng là phải ngủ sớm và ngủ đủ giấc, để tình trạng bệnh ngày càng giảm và biến mất dần.
Thực chất tình trạng khó nuốt nước bọt có thể là dấu hiệu báo hiệu cho bạn biết cơ thể bạn đang mắc phải 1 bệnh lý khác. Vì vậy bạn cần nên quan tâm và để ý nhiều hơn đến sức khỏe của bạn. Để phát hiện bệnh kịp thời và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Bên cạnh đó bạn cũng nên xây dựng cho bản thân 1 lối sống lành mạnh và 1 chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Việc này sẽ giúp tình trạng bệnh ngày 1 cải thiện, đồng thời ngăn chặn được bệnh trở nên trầm trọng hơn.